Yến sào được xếp trong những loại thực phẩm quý hiếm, có công dụng rất tốt cho sức khỏe với nhiều dưỡng chất acid amin mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp được. Dùng được cho nhiều đối tượng từ trẻ em đến người lớn, tuy nhiên, có một vài đối tượng không nên sử dụng yến sào. Vậy những ai không nên ăn yến sào? Tất cả sẽ được Yến Đảo Cần Giờ giải đá qua bài viết dưới đây.
Xem ngay: Bảng Giá Yến Sào Nguyên Chất – Cập Nhật Mới Nhất 2023
Nội dung
Người kém hấp thu, có thể chất yếu
Mặc dù yến sào không phải là thần dược, nhưng không một ai có thể phủ nhận được công dụng tuyệt vời của yến sào mang lại. Yến sào rất tốt cho người gầy muốn tăng cân, giúp hấp thu chất dinh dưỡng và hệ tiêu hóa phát triển tốt hơn.
Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng không nên ăn yến khi cơ thể gầy gò, mệt mỏi, xanh xao vì lúc này chức năng của tùy vị suy yếu khiến cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng từ thức ăn. Vì vậy những người hấp thụ kém không nên ăn yến sào vì yến sẽ gây áp lực tác động lên hệ tiêu hóa và mang lại tác hại xấu cho cơ thể.
Người đang sốt, cảm lạnh, đau đầu
Tổ yến có vị ngọt, có tác dụng chữa bệnh tốt cho người muốn bồi bổ cơ thể, nhưng theo y học cổ truyền, những người bị cảm sốt không nên ăn yến sào. Vì lúc này cơ thể đang đào thải độc tố nên việc bổ sung các chất dễ tiêu hóa là vô cùng cần thiết, nhưng yến sào có rất nhiều chất dinh dưỡng dẫn đến cơ thể bị dư dưỡng chất. Bạn cần phải tiêu thụ nhiều năng lượng hơn để không khiến các triệu chứng sốt và cảm lạnh trở nên tồi tệ hơn.
Người đầy bụng, đau bụng
Đau bụng do cảm lạnh hoặc nhiễm trùng ở một số bộ phận nội tạng nào đó trên cơ thể ví dụ như ruột thừa, dạ dày,… Người bệnh không nên sử dụng yến sào khi chưa xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng. Vì tổ yến có tính bình và chứa rất nhiều dưỡng chất nên nếu ăn vào sẽ chỉ làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Người mắc bệnh viêm nhiễm cấp tính
Câu hỏi đối tượng nào không nên dùng yến sào luôn là thắc mắc của mọi người. Người bị viêm da, viêm phế quản cấp, nhiễm trùng đường tiết niệu và các bệnh khác không nên dùng yến sào. Nguyên nhân là do khi cơ thể yếu, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể gây viêm nhiễm. Tổ yến là loại thực phẩm bổ dưỡng có tính bình, nếu sử dụng thuốc có những tính không hợp cơ thể sẽ gặp một vài tình huống xấu.
Cách tốt nhất là làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau khi cơ thể khỏi bệnh, cơ thể đã sẵn sàng nhận các chất dinh dưỡng cần thiết để phục hồi sức khỏe. Phương thuốc hữu hiệu nhất để dùng yến sào là khi cơ thể đã sẵn sàng.
Tham khảo thêm:
- Yến sào kỵ gì? Những thực phẩm “đại kỵ” với yến sào
[GIẢI ĐÁP] Người bị ung thư có nên ăn Yến Sào không?
Người bị suy dương, tiểu trong
Lý do cũng tương tự các trường hợp trên, khi cơ thể suy dương, tiểu trong khiển cơ thể có dấu hiệu kém hấp thu. Dùng yến lúc này sẽ chỉ khiến cơ thể không dung nạp dinh dưỡng. Làm như vậy là vừa gây lãng phí và gây hại cho thể chất của bạn.
Trẻ em dưới 1 tuổi
Sở dĩ trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng yến sào là do hệ tiêu hóa của bé lúc này chưa hoàn thiện. Nếu chúng ta sử dụng yến sào sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa của trẻ. Bé không những không hấp thu được chất dinh dưỡng mà còn gây hại cho hệ tiêu hóa. Trẻ trên 1 tuổi nếu được bổ sung yến sào đúng liều lượng sẽ giúp trẻ nhanh chóng khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và phát triển mọi mặt từ chiều cao, cân nặng đến trí tuệ.
Sử dụng yến sào cần lưu ý
Tổ yến sau khi rửa sạch có thể bảo quản trong tủ lạnh nhưng không nên bảo quản quá 7 ngày. Chỉ được rửa tổ yến bằng nước sạch ở nhiệt độ thường, không luộc tổ yến trong nước sôi, đặc biệt không được sử dụng bất kỳ hóa chất tẩy rửa nào nếu không sẽ gây ra ngộ độc thực phẩm. Liều lượng và cách sử dụng yến sào tùy thuộc vào từng đối tượng và độ tuổi:
- Trẻ từ 1-4 tuổi: 1-2 gram yến/ngày.
- Trẻ em từ 4 tuổi trở lên, phụ nữ có thai và thanh niên: 2-3 gram tổ yến mỗi ngày.
- Người già, người ốm yếu (tiểu đường, ung thư, mới ốm dậy…): 3-4 gram tổ yến/ngày.
Để rõ hơn các bạn có thể tham khảo thêm bài viết “Có nên ăn yến mỗi ngày? Dùng yến sào bao nhiêu là đủ?“
Hy vọng qua bài viết trên, Yến Đảo Cần Giờ đã giải đáp thắc mắc “Ai không nên ăn yến sào?” của bạn. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua các sản phẩm được làm từ yến cao cấp, chất lượng đừng ngần ngại mà liên hệ cho chúng tôi.
Bài viết liên quan
Tìm Hiểu Về Axit Sialic Có Trong Yến Sào Cần Giờ
Axit sialic là một loại carbohydrate được tìm thấy trong nhiều loại thực vật và [...]
Th1
Công Dụng Của Yến Sào Trong Điều Trị Bệnh Mỡ Trong Máu Cao
Tỷ lệ mỡ trong máu cao là một tình trạng sức khỏe phổ biến, xảy [...]
Th1
LƯU Ý CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRONG KỲ NGHỈ TẾT
Kỳ nghỉ Tết là thời gian để mọi người nghỉ ngơi, sum vầy bên gia [...]
Th1
SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở NGƯỜI CAO TUỔI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Suy giảm trí nhớ là một trong những căn bệnh phổ biến nhất ở người [...]
Th1
6 Xu Hướng Sức Khỏe Năm 2024
Sau hai năm đại dịch COVID-19, sức khỏe thể chất và tinh thần của con [...]
Th1
Trung Quốc – thị trường tiềm năng, mục tiêu lớn với Tổ Yến Cần Giờ
Nằm ở phía Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh, huyện Cần Giờ không chỉ [...]
Th1
List Qùa Tặng Tết từ Yến Đảo Cần Giờ
🎋 Xuân Sang Phú Quý – Tết Về An Yên Món quà xanh sạch từ [...]
Th1
Các nguyên liệu cực tốt nên chưng với Yến Sào
Yến sào là một loại thực phẩm bổ dưỡng, có giá trị cao về mặt [...]
Th1