Con chim yến là loài động vật cao quý có đặc tính xây tổ bằng nước bọt của mình. Tổ của chim yến cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng vô cùng dồi dào và xưa kia chỉ dành cho vua chúa. Trong bài viết này, hãy cùng Yến Đảo Cần Giờ tìm hiểu về nguồn gốc, tập tính sinh hoạt cũng như những đặc điểm nổi bật của loài chim yến.
Xem ngay: Bảng Giá Yến Sào Hiện Nay – Cập Nhật Mới Nhất 2023
Nội dung
Chim yến là gì? Nguồn gốc của chim yến
Chim Yến có tên khoa học là Collocalia Fuciphaga Germaini Oustalet 1871. Chim yến thuộc họ nhà yến (Apodidae), gồm 2 phân họ chính là chim yến nguyên thủy (13 loài chim Cypseloidinae) và chim yến ngày nay (79 loài chim Apodidae). Sở dĩ có tên khoa học như vậy bởi chân của chim yến rất ngắn (apous dịch ra từ tiếng Hy Lạp là “không có chân”).

Chim yến được tìm thấy chủ yếu tại các quốc gia có khí hậu nhiệt đới, ôn đới, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á. Hiện có 9 loài yến đã được tìm thấy ở Việt Nam, trong đó có thể kể đến như:
- Yến hông xám (Aerodramus fuciphagus)
- Yến núi (Aerodramus brevirostris)
- Yến đuôi cứng hông trắng (Hirundapus caudacuta)
- Yến đuôi cứng bụng trắng (Hirundapus cochinensis)
- Yến đuôi cứng lớn (H. gigantea)
- Yến cọ (Cypciurus batasiensis)
- Yến hông trắng (Apus pacificus)
- Yến cằm trắng (Apus affinis)
- Yến mào (Hemipsocne longipennis).
Tại Việt Nam, Indonesia hay Thái Lan, thường gặp nhất là tổ của con chim yến có tên khoa học là Aerodramus fuciphagus (còn gọi là Collocalia fuciphaga) chia ra làm nhiều phân loài. hiện nay cũng có nhiều nơi nuôi chim Yến, tập trung ở Bình Thuận, Kiên Giang, Khánh Hòa và các tỉnh miền Nam khác.

Thông tin và đặc điểm chung về con chim yến
Sau khi đã hiểu sơ qua chim yến là chim gì, sau đây mời bạn tham khảo thêm một số đặc điểm quan trọng của chim yến.
Kích thước
Kích thước của con chim yến khá đa dạng tùy từng giống loài. Yến lùn loài chim yến nhỏ bé nhất với chiều dài chỉ 10cm cùng cân nặng vỏn vẹn 6g. Trong khi đó, yến đuôi nhọn được xếp vào loài yến lớn nhất với kích thước 25cm cùng trọng lượng đạt tới 190g.
Ngoại hình
Về ngoại hình, chim yến gây ấn tượng với đôi chân cực ngắn, chỉ có thể nhìn thấy khi yến bám vào vách đá. Do gặp bất lợi về đôi chân nên chim yến thường xuyên chao liệng trên không thay vì dừng chân đi lại như nhiều loài chim khác.
Chim yến khoác lên mình bộ lông màu hơi nâu hoặc đen. Nhìn chung con cái và con đực không có nhiều điểm khác biệt. Loài chim này sở hữu phần thân dạng hình thoi cùng sải cánh rộng lớn. Nhờ vậy mà chúng bay lượn một cách thoải mái và có khả năng săn mồi cực kỳ lợi hại trong khi bay.

Tập tính
Tuy có đôi chân ngắn nhưng bù lại chim yến có bộ móng vuốt cong và sắc nhọn, cho phép chúng bám chắc trên nhiều bề mặt khác nhau kể cả vách núi dựng đứng hiểm trở. Chim kết tổ bằng nước bọt của chính mình và bắt đầu sinh sản. Ngoài nước bọt, một số loài yến còn xây tổ với những vật liệu có sẵn như rêu, cỏ và lông của chúng. Tổ yến bám chắc trên bề mặt vách đá và cứng cáp như đá.
Những con chim yến sống thành từng đàn gồm nhiều cá thể. Từ mờ sáng chúng đã ríu rít gọi bầy rủ nhau đi kiếm ăn tại các vùng sông núi, ruộng đồng, rừng già. Thức ăn chủ yếu của chúng là mật hoa và các loài côn trùng. Đặc biệt, chim yến chỉ uống sương trời chứ không tìm đến các loại nước ao hồ nhiều tạp chất.
Theo các chuyên gia, yến thường cư trú ở những nơi cửa hang hướng về phía Nam, Bắc và Đông. Yến rời tổ từ 5:30 – 5:45 sáng và 16:50 – 17:55 tối. Tuy nhiên thời gian hoạt động của yến còn tùy vào ánh sáng và chu kỳ sinh sản.
Môi trường sống
Môi trường sống chủ yếu của chim yến là những vùng khí hậu ôn đới gió mùa hoặc nhiệt đới. Chúng có thể xây tổ và sinh sống ở nhiều địa hình khác nhau như sa mạc, đồng cỏ, hẻm núi, thảo nguyên hay thậm chí là các vùng đô thị. Loài chim này tập trung chủ yếu ở những vị trí gần nguồn nước, cao hơn khoảng 4.000m so với mực nước biển.

Quá trình sinh sản
Chim yến sinh sản từ tháng 3 đến giữa tháng 4 hàng năm. Khi gần đến mùa sinh sản, chim yến sẽ bắt đầu xây tổ. Những con đực sẽ mời gọi bạn tình về chung sống và chúng sẽ bắt đầu tạo ra tổ yến. Trong thời kỳ này, tuyến nước bọt của chim yến sẽ phình ra hai bên má. Yến tiết ra nước bọt, kéo thành từng sợi dài bằng chiếc mỏ của chúng và kết tổ. Sau khoảng 2 – 3 tiếng thì nước bọt khô lại, tạo nên chiếc tổ vô cùng vững chãi.
Yến sẽ xây tổ trong 45 – 50 ngày, khi đó chim đực và cái sẽ luân phiên nghỉ ngơi và kiếm ăn. Chúng trở về nơi cư trú khoảng 18 giờ tối, nghỉ khoảng 1 tiếng rồi mới tiếp tục bện tổ. Công việc xây tổ diễn ra cho tới 3 – 4 giờ sáng hôm sau. Lúc đầu, mỗi ngày yến kết được khoảng 12 sợi và lên đến khoảng 15 sợi/ngày khi gần đến kỳ sinh sản.
Khi tổ yến hoàn thành, đôi chim yến sẽ bắt đầu giao phối, thường là từ 21 – 23 giờ đêm hoặc 1 – 3 giờ sáng ngày hôm sau. Chúng giao phối từ 3 – 4 lần mỗi ngày và 8 – 10 hôm sau thì chim cái bắt đầu sinh nở. Sau lần đầu đẻ trứng, chim yến sẽ giao phối và tạo đợt trứng thứ hai. Từ đó chúng chuyên tâm chăm sóc và nuôi dưỡng đàn con.
Chim yến sẽ thay phiên nhau ấp trứng 4 – 5 lần một ngày. Khi một con thực hiện nhiệm vụ ấp trứng thì con còn lại sẽ kiếm ăn. Trứng chim yến thường nở sau 3 tuần. Trong giai đoạn chim non mới nở thì cả bố và mẹ đều đi kiếm mồi cùng nhau rồi trở về tổ sưởi ấm cho chim con. Khi yến non đã lớn đến một mức độ nhất định thì bố mẹ không cần sưởi ấm mà chỉ có nhiệm vụ kiếm ăn.

Thức ăn
Chuỗi thức ăn của chim yến thường là côn trùng nhỏ như châu chấu, bướm đêm, chuồn chuồn, bọ, ruồi… Yến không đậu xuống một vị trí nào đó để rình mồi mà bắt mồi trong lúc bay. Chim yến thường lựa chọn các bụi cây, cánh rừng quen thuộc, nơi cung cấp nguồn thức ăn phong phú.
Một số đặc điểm khác
Ngoài ra còn có một số đặc điểm thú vị khác về loài chim yến mà có thể bạn chưa biết:
- Yến có thể giao phối và ngủ trong khi đang bay.
- Từ khi xây tổ đến lúc chim non có thể bay được thường diễn ra trong vòng 115 – 132 ngày.
- Tổ yến làm từ nước bọt của loài yến có giá trị dinh dưỡng rất cao.
- Chim yến nổi tiếng về sự trung thành, một khi yến đã lựa chọn nơi nào làm tổ thì nó sẽ gắn bó suốt cả cuộc đời.
- Là một trong những loài chim có tốc độ bay lượn ấn tượng nhất thế giới, có thể đạt tới 130 – 160km/h.
- Đây là một trong số rất ít các loài gia cầm không hề bị nhiễm cúm, bởi phần lớn thời gian chúng dùng để bay lượn và thường làm tổ ở trên cao.
- Yến lựa chọn những nơi có bóng tối để làm tổ, ở đó cường độ sáng chỉ ở mức 2 lux. Nhờ vậy mà chúng tránh được nhiều kẻ thù là các loài chim khác, dơi hay cú mèo.
- Yến thường chỉ lựa chọn những vị trí mà trước đó đã từng có tổ yến.
- Đây là loài chim sở hữu khứu giác cực kỳ nhạy bén, chúng có thể đánh hơi và nhận diện những dấu hiệu bất thường dù là nhỏ nhất.
- Do sự nhạy cảm của mình nên việc nuôi yến và thu hoạch rất khó khăn. Nếu cảm thấy nguy hiểm, yến sẽ trở nên hoảng sợ, thậm chí đập đầu vào vách đá.
- Chim yến sợ nhất là rết, chuột, nhện, mối mọt, gián, kiến lửa đỏ, chim cú mèo, tắc kè…

Phân biệt chim yến và chim én
Tuy đã phần nào hiểu được chim yến là chim gì nhưng một số người vẫn nhầm lẫn giữa chim yến và chim én. Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa hai loài chim này:
- Chim yến sở hữu đội chân ngắn và kém phát triển. Trong khi đó đôi chân của chim én lại vô cùng linh hoạt, khỏe khoắn.
- Về kích thước, chim én thường lớn hơn chim yến. Ngoài ra, chim én còn có chiếc mỏ lớn hơn cùng bộ lông màu xanh đậm đặc trưng.
- Chim én cũng có khả năng bay lượn khá nhanh, tuy nhiên chúng thường chỉ chao liệng ở tầm thấp thay vì những không gian cao rộng như loài yến. Chim yến thường chỉ treo mình trên vách đá hoặc trên thanh gỗ trong nhà yến để làm tổ, ban ngày bay lượn nhiều trong không trung.
- Tổ của chim yến là từ nước bọt, còn tổ của loài én làm từ bùn đất.

Công dụng của chim yến trong đời sống
Yến sào có 3 loại:
- Mao yến: tổ mà chim làm lúc chưa đẻ trứng nên thường dính nhiều lông bụi, sần sùi, cứng giòn.
- Bạch yến: Tổ làm lần thứ 2 sau khi mao yến bị lấy mất, có màu trắng tinh và có phần trong suất
- Huyết yến: Là loại yến sào quý và hiếm nhất, chứa các sợi yến màu đỏ do bị ảnh hưởng bởi khoáng chất, khí hậu,… ở khu vực chim làm tổ.
Chim yến mang đến nhiều giá trị trong đời sống nhờ vào loại nước bọt đặc biệt của chúng. Trong nước bọt mà yến dùng để xây tổ có chứa nhiều loại dưỡng chất thiết yếu có lợi cho sức khỏe con người. Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời từ tổ yến:
- Giúp nâng cao sức đề kháng, giảm thiểu tỷ lệ mắc các căn bệnh nguy hiểm
- Ngăn ngừa lão hóa da và oxy hóa
- Thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng cảm giác ngon miệng
- Tăng cường khí huyết và lưu thông máu, rất tốt cho trí não
- Giúp cho trẻ nhỏ phát triển khỏe mạnh cả và trí não và thể chất, phòng tránh béo phì

Mong rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về con chim yến – loài động vật tuy nhỏ bé nhưng lại vô cùng đặc biệt. Bạn đọc muốn tìm hiểu về loài chim yến có thể truy cập website của Yến Đảo Cần Giờ hoặc liên hệ hotline 1900 86 68 37. Chúng tôi luôn hân hạnh được giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ YENDAO VIET NAM
- Địa chỉ: 197 đường Duyên Hải, khu phố Miễu Nhì, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TPHCM
- Email: contact@yendaocangio.com
- SĐT: 1900 86 68 37
- Website: https://yendaocangio.com/
Bài viết liên quan
Tìm Hiểu Về Axit Sialic Có Trong Yến Sào Cần Giờ
Axit sialic là một loại carbohydrate được tìm thấy trong nhiều loại thực vật và [...]
Th1
Công Dụng Của Yến Sào Trong Điều Trị Bệnh Mỡ Trong Máu Cao
Tỷ lệ mỡ trong máu cao là một tình trạng sức khỏe phổ biến, xảy [...]
Th1
SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở NGƯỜI CAO TUỔI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Suy giảm trí nhớ là một trong những căn bệnh phổ biến nhất ở người [...]
Th1
Các nguyên liệu cực tốt nên chưng với Yến Sào
Yến sào là một loại thực phẩm bổ dưỡng, có giá trị cao về mặt [...]
Th1
100gr Yến Sào Dùng Được Bao Lâu?
Yến Sào, thực phẩm quý giá với vô vàn lợi ích cho sức khỏe, nhưng [...]
Th1
Tìm hiểu về Đường Phèn Organic – Lợi ích cho sức khỏe
Đường phèn organic không chỉ mang lại hương vị đặc trưng mà còn cung cấp [...]
Th1
Cách Nhận Biết Yến Chưng Sử Dụng Nguyên Liệu “Giả Mạo”
Yến chưng, với hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, là một [...]
Th1
Bệnh Rối Loạn Tiền Đình Và Tổ Yến: Sự Lựa Chọn Hỗ Trợ Sức Khỏe
Bệnh rối loạn tiền đình là một vấn đề sức khỏe phổ biến, ảnh hưởng [...]
Th1